2.07.2023

BIẾT VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Nehemiah 1:1+ 1. 

1. The Report (v. 3) 

    - Many want to know the problems, but do nothing about them. 

 2. He prayed 

   - He praised God (v. 5) 

   - He reminded the covenant between God and His people (V. 5, 8-9) 

   - He confessed his sins and his people's sins (6-7) 

 3. He planned (v. 2:5, 7-8) 

4. He Proceeded (v. 2:11-16) 

5. He Pesuaded (2:17-18) 

  - Got opposition (v. 19) 

  - He persuaded (v. 20)

THE SEVEN A'S OF CONFESSION

The Seven A's of Confession

Matt. 7:3-5; 1 John 1:8-9; Prov. 28:13 

  • ADDRESS everyone involved (All those whom you affected) 
  •  AVOID if, but, and maybe (Do not try to excuse your wrongs) 
  •  ADMIT specifically (Both attitudes and actions) 
  • ACKNOWLEDGE the hurt (Express sorrow for hurting someone) 
  • ACCEPT the consequences (Such a making restitution) 
  • ALTER your behavior (Change your attitudes and actions) 
  • ASK for forgivness

10.11.2022

CÁCH TRI ÂN TỐT NHẤT (TRONG THÁNG TRI ÂN MỤC SƯ)


CÁCH TRI ÂN TỐT NHẤT: CẦU NGUYỆN CHO MỤC SƯ

Tất cả con cái Chúa trong Hội Thánh đều biết là họ được các Mục Sư cầu nguyện cho. Nhưng tất cả con cái Chúa cũng cần biết là họ phải cầu nguyện cho Mục Sư của mình. 

Tháng 10 là tháng được nhiều Hội Thánh dành để Tri Ân Mục Sư: Có thể là một bữa ăn, một món quà, một lời chân tình. Nhưng điều quý báu nhất bất kỳ người nào cũng có thể làm là cầu nguyện cho Mục Sư của mình không chỉ trong tháng 10, nhưng suốt những tháng còn lại.

Bài viết ngắn nầy chỉ là gợi ý để một tín hữu có thể cầu nguyện cho Mục Sư của mình. Bạn có thể dành một tuần lễ để cầu nguyện mỗi ngày một nhu cầu cho Mục Sư của bạn, hoặc bạn có thể cầu nguyện cách nào thuận tiện. Vì họ rất cần được cầu thay. Tất cả các Mục Sư đầu rất cần được cầu thay.

1. Cầu nguyện cho đời sống tâm linh của Mục Sư của bạn. 

Nhiều người nghĩ rằng đời sống tâm linh của Mục Sư luôn luôn mạnh mẽ và đầy quyền năng để hầu việc Chúa. Điều đó không luôn luôn đúng. Bởi họ cũng chỉ là người và lại là người luôn đối diện với nhiều áp lực trong chức vụ. Có nhiều lúc họ nản lòng, nhiều lần muốn bỏ cuộc. Họ cần xây dựng mối liên hệ với Chúa và  bước đi với Chúa mỗi ngày qua đời sống cầu nguyện và Lời Chúa. Đời sống tâm linh của các mục sư cần được cầu nguyện.

2. Cầu nguyện cho Mục Sư của bạn khi ông soạn bài và rao giảng Lời Chúa.

Một trong những áp lực về “hạn chót” mỗi tuần của Mục Sư là soạn bài giảng. Sẽ có những lúc ông ta cảm thấy mòn mỏi và khô hạn, mà “hạn chót” thì đến gần. Trong khi đó, sẽ có nhiều việc đột ngột xảy ra cần lo toan thì áp lực càng lớn hơn nữa. Việc rao giảng hằng tuần trong một hội chúng nhiều năm hay nhiều chục năm là áp lực lớn cho Mục Sư khi các tín hữu luôn mong đợi điều mới mẽ từ Mục Sư của mình. Do đó, hãy nhớ đến Mục Sư của bạn để cầu nguyện cho ông khi soạn bài, và cầu nguyện cho ông khi ông bước lên bục giảng.

3. Cầu nguyện cho Mục Sư của bạn được Chúa hướng dẫn khi ông tư vấn, hướng dẫn tín hữu.

Dù có thể được trang bị vài kỹ năng, nhưng năng lực và kết quả của việc hướng dẫn tư vấn cho tín hữu tùy thuộc rất lớn vào sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh. Nhu cầu để hướng dẫn thì đa dạng, trong khi Mục Sư nào cũng hạn chế trong một số lĩnh vực nhất định. Hãy cầu nguyện cho Mục Sư của bạn để ông được ơn của Chúa khi hướng dẫn tín hữu.

4. Cầu nguyện cho Mục Sư của bạn được Chúa bảo vệ trước những chi phối, áp lực, chỉ trích.

Là người của công chúng, Mục Sư luôn phải đối đầu với nhiều đòi hỏi có lý hoặc vô lý từ nhiều người. Họ luôn gặp áp lực để làm theo ý kiến cá nhân hoặc khuynh hướng nào đó. Nếu không làm vừa lòng mọi người họ sẽ không thoát khỏi sự chỉ trích công khai hoặc âm thầm. Họ cần được cầu nguyện để Chúa bảo vệ đứng vững trước các áp lực và khó khăn trong phục vụ.

5. Cầu nguyện cho Mục Sư của bạn có sức khỏe tốt.

Một trong những điều mà một Mục Sư thường bỏ qua hoặc trì hoãn là ít quan tâm đến sức khỏe của mình. Điều đó có thể do bận rộn, lười biếng, hoặc là thói quen chỉ nghĩ đến đời sống tâm linh mà quên rằng sức khỏe của ông cũng vô cùng cần thiết cho mục vụ của ông và đời sống tâm linh của con cái Chúa. Hãy cầu nguyện cho sức khỏe của Mục Sư của bạn; và nếu được, hãy nhắc nhở ông về sức khỏe như là sự quan tâm của bạn dành cho ông.

6. Cầu nguyện cho hôn nhân và gia đình của Mục Sư.

Một trong những mục tiêu khi ma quỷ tấn công Mục Sư là gia đình của họ. Các tín hữu trong Hội Thánh luôn mong đợi hình ảnh tốt đẹp, gương mẫu từ gia đình Mục Sư; cho nên khi có sai phạm họ luôn phải hứng chịu sự chê bai, chỉ trích. Nhưng như bất kỳ gia đình nào, họ cũng gặp những khó khăn và thách thức.  Do đó, hãy cầu nguyện cho hôn nhân của Mục Sư được hạnh phúc; hãy biết rõ từng người trong gia đình của ông và cầu nguyện cho họ.

7. Cầu nguyện cho Mục Sư của bạn về nhu cầu tài chánh và được Chúa tiếp trợ đầy đủ.

Một trong những điều ít được nghe thấy từ Mục Sư là nhu cầu tài chánh trong cuộc sống hằng ngày. Hầu hết nhu cầu cuộc sống gia đình của các Mục Sư VN đều dựa vào thu nhập của người phối ngẫu, hoặc phải sống tằn tiện để có thể tiếp tục trong chức vụ. Nhiều người phải đi làm thêm, thậm chí những công việc bị ít nhiều người gièm pha khi một Mục Sư làm. Hãy cầu nguyện cho Mục Sư của bạn để được Chúa tiếp trợ đầy đủ trong cuộc sống hằng ngày.

Ngoài ra, trong tháng Tri Ân Mục Sư, xin vui lòng nhớ cầu nguyện cho những người sau:

8. Cầu nguyện cho các Mục Sư đã nghỉ hưu.

Như hầu hết những người lớn tuổi khi về hưu, các Mục Sư thường phải trải qua sự hụt hẩng với sự thay đổi của cuộc sống. Họ phải đối diện với tình trạng sức khỏe ngày càng kém dần; sự đơn chiếc, nhất là những người mà người phối ngẫu đã qua đời. Hầu hết các mục sư khi làm việc đều lãnh lương rất thấp, do đó, phải sống với đồng lương hưu rất khiêm nhường khi hưu hạ. Hãy cầu nguyện cho họ. Nếu có cơ hội, hãy thăm hỏi và nâng đỡ là điều mà họ rất cần.

9. Cầu nguyện cho các Mục Sư mới bước vào chức vụ, vá các Mục Sư mục vụ Anh Ngữ.

Sự bắt đầu thường rất hào hứng, nhưng những năm đầu chức vụ của Mục Sư thường gặp nhiều sóng gió. Đó là điều bình thường; hoặc vì thiếu kinh nghiệm, hoặc phải đối đầu với những điều hoàn toàn mới mẽ; trong đó có áp lực về sự giảng dạy, điều hành Hội Thánh, những người có cá tính đặc biệt, đời sống gia đình, thiếu thì giờ cho cá nhân v.v… đến nỗi nhiều Mục Sư trẻ đã thoái lui. Hãy cầu nguyện cho các mục sư trẻ mới bước vào chức vụ, và cũng đừng quên khích lệ họ khi bạn có cơ hội. Hãy cầu nguyện cho các Mục Sư mục vụ Anh Ngữ để họ không chỉ có ơn Chúa để phục vụ, nhưng được Hội Thánh quan tâm giúp đỡ và chu cấp.

10. Cầu nguyện cho các giáo sĩ ra đi truyền giáo, và các mục sư tuyên úy trong quân đội.

Những người nầy được kể như những chiến binh ngoài mặt trận. Họ luôn đối diện với thể lực của sự tối tăm, sự chống đối, và các nguy nan hằng ngày. Hãy cầu nguyện cho họ được Chúa bảo vệ. Cầu nguyện cho họ đầy ơn Chúa để rao giảng Phúc Âm. Cầu nguyện cho họ được tiếp trợ đầy đủ. Và cầu nguyện cho cả gia đình của họ được bình an. Nếu bạn biết một vị Giáo Sĩ hay tuyên úy nào, hãy thăm hỏi và khích lệ họ cùng với lời cầu nguyện.

Cầu xin Chúa nhậm lời cầu nguyện của chúng ta.

MS Đặng Quy Thế

Mục Vụ Cầu Nguyện LHBTVN BẮC MỸ

8.07.2021

WHAT FIVE THINGS YOU NEED TO KNOW ABOUT THE THINGS YOU DIDN'T KNOW ABOUT LIFE?

By Udit N. Singh, Chandigarh, India. Posted on Quora.


1. Choose your battles wisely. Same goes for discussions. Not every fight is worth fighting for.

2. Give your best. Don’t worry about rest. God has a mysterious way of working. And a lot depends on being at the right place at right time.

3. Humble. Everyone has their own story, a different perspective, and different intent. Everyone is fighting their own battle.

4. Fear & Success. Don’t worry, until someone’s life is at stake. Embrace fear but instead of madness, let it drive you to success.

5. Prepare. The more you sweat during practice, the less you bleed during war. Prepare for the small things & the big ones will take care of themselves.

6. It will end. That’s most important. Both your’s and the one you love. Try to make the best out of it, while you can.

7. It might be insignificant in your eyes but, for every single person whom you made smile, along the way, makes it wonderful, all together.

8. It's a journey. A bad day doesn’t define you. A bad year doesn’t define you. Try not to be the person, who succeeded. Try to be the person who tried. You can never fail, in being that.

9. Hope & Courage. Don’t give up, for they are the most valuable asset one can have in the long hard run of life.

10. Time. Time is your best friend & an asset we all have equally. Don’t waste it at any cost. For how you use it, will decide, how your time will be.

3.01.2021

THAM GIA HẦU VIỆC CHÚA

 Ma-thi-ơ 14:15-21

MS Phan Minh Hội


1. CHÚA MUỐN CHÚNG TA THẤY CƠ HỘI TRONG NAN ĐỀ (c. 15-16)

KT: "Đến chiều tối, các môn đồ đến thưa với Ngài: 'Nơi nầy hoang vắng, trời tối rồi, xin Thầy cho dân chúng về để họ vào các làng mua thức ăn.” Đức Chúa Jêsus phán: “Họ không cần phải đi đâu; chính các con hãy cho họ ăn.'"

2. CHÚA KÊU GỌI CHÚNG TA TRAO CHO CHÚA NHỮNG GÌ MÌNH ĐANG CÓ (c. 17-18)

KT: "Các môn đồ thưa rằng: 'Ở đây, chúng con chỉ có năm cái bánh và hai con cá.' Ngài phán: 'Hãy đem đến đây cho Ta.'"

Ex.:     

  • Người đàn bà góa (2 đồng tiền),
  • Phụ nữ Ta-bi-tha (may áo),
  • Đa-vít (trành ném đá),
  • Môi-se (cây gậy),
  • còn chúng ta

3. CHÚA CHO PHÉP CHÚNG TA DỰ PHẦN VỚI NHỮNG GÌ CHÚA ĐANG LÀM (c. 19)

KT: "Sau khi truyền cho dân chúng ngồi trên bãi cỏ, Ngài lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời tạ ơn rồi bẻ bánh ra trao cho môn đồ, họ phân phát cho dân chúng."

A. Kinh nghiệm quyền năng của Chúa ...

B. Đồng công cộng tác với Ngài

KẾT LUẬN/ÁP DỤNG

1. Thấy nhu cầu trong HT, hoặc bất cứ nơi nào, hỏi Chúa Cha: "Cha ơi, Ngài muốn con làm gì?"

2. Nhưng khi thấy Chúa đang làm việc tại nơi nào, đến thưa: "Cha ơi, cho con được tham gia với Ngài."

9.14.2020

Benjamin Franklin

BẠN SỐNG Ở MỸ CÓ BIẾT Tại sao tờ 100 USD lại in hình chân dung Benjamin Franklin?
 
Nhiều người Việt thích tờ 100 đô của Mỹ, nhưng chắc không mấy ai tò mò tự hỏi:
- Chân dung trên tờ tiền này là ai ?
Một số người đoán có lẽ đó là một vị Tổng thống nào đó của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Thực ra đó không phải chân dung của Tổng thống nào của Hoa Kỳ, mà là chân dung của một người đóng vai trò quan trọng trong Lịch sử Hoa Kỳ còn hơn hầu hết các Tổng thống.
Đó là một người khổng lồ của lịch sử nhân loại. Một người đa tài. Một nhà phát minh và sáng chế hàng đầu. Một nhà kinh doanh tài ba. Một nhà tư tưởng xuất sắc. Một chính khách lỗi lạc. Một trong những ‘Người Cha Lập Quốc’ (Founding Fathers) và Anh hùng dân tộc của Hoa Kỳ. Trong lịch sử nhân loại khó có ai có thể sánh được về tài năng và ảnh hưởng với con người này. Ông là BENJAMIN FRANKLIN.
Benjamin Franklin sinh ngày 17 tháng 1 năm 1706 tại phố Milk, Boston. Cha Ông, Josiah Franklin, là người làm nến, xà phòng và bán hàng tạp hóa. Mẹ ông là vợ thứ hai của Josiah. Benjamin là con thứ 15 trong 17 người con của cha mình.
Do việc làm ăn của người cha sa sút, năm lên 10, Benjamin buộc phải thôi hẳn việc học ở trường. Năm 12 tuổi, Ben bắt đầu làm công việc của một thợ in cho xưởng in của anh trai James. Do ham học, cậu đọc ngấu nghiến mọi thứ sách báo cậu có được.
Năm 1721, James Franklin lập ra một tờ báo lấy tên là New England Courant. Đây được coi là tờ báo độc lập đầu tiên ở xứ sở này. Khi đó, Ben tỏ ý muốn làm một người viết bài cho báo nhưng bị từ chối. Cậu bèn gửi bài theo bưu điện với bút danh là Mrs Silence Dogood, có vẻ như của một mệnh phụ. Và thật bất ngờ, những bài của cậu đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Nó nêu ra những vấn đề xã hội mà rất nhiều thành phần quan tâm. Tuy nhiên, James đã rất khó chịu khi phát hiện ra tác giả của những bài viết này chính là thằng oắt em trai mình !
17 tuổi, Benjamin bỏ nhà tới Philadelphia để tìm việc làm. Những năm sau đó, chàng trai phải vật lộn mưu sinh. Chứng kiến sự trì trệ của xã hội, năm 1727, Franklin lập ra một hội lấy tên là Junto, gồm “những người thợ và thương nhân hy vọng hoàn thiện chính mình đồng thời hoàn thiện cộng đồng”.
Việc xuất hiện của Junto châm ngòi cho phong trào hình thành các tổ chức xã hội và nghề nghiệp khác nhau ở Philadelphia. Một trong những hoạt động quan trọng của Junto là đọc sách. Để có nhiều sách cho mọi người đọc, Franklin đã lập ra Library Company of Philadelphia (Công ty thư viện Philadelphia). Tiền mua sách do các hội viên đóng góp và các độc giả trả phí khi mượn sách. Công ty này vẫn tồn tại cho đến ngày nay và trở thành một trong những thư viện vĩ đại nhất thế giới.
Năm 1730, Franklin thành lập xưởng in của riêng mình, đồng thời lập ra tờ báo The Pennsylvania Gazette. Tờ báo này nhanh chóng trở thành diễn đàn bàn về việc cải cách xã hội. Với tư cách chủ bút và là người viết những bài quan trọng đề xuất những tư tưởng cách mạng, Benjamin Franklin nhanh chóng có được uy tín của một nhà cải cách thông thái.
Cùng năm, Franklin nhận là cha của một đứa bé tên là William và không cho biết mẹ nó là ai. Ông đã nuôi William cho đến khi người này trưởng thành và được chính Ông dàn xếp để làm thống đốc New Jersey rồi trở thành nhân vật hoàn toàn bất đồng chính kiến với Ông: William là người bảo hoàng, trong khi Benjamin Franklin là nhà cải cách.
Tháng 9 năm đó, Franklin kết hôn (không hôn lễ) với bà Deborah Read, người đã từng có 2 đời chồng. Sau này, họ có với nhau 2 người con. Năm 1731, Franklin trở thành một trong những nhà lãnh đạo của Hội Tam Điểm ở Mỹ. Ông bắt đầu viết sách về tôn chỉ và hoạt động của hội này.
Năm 1743, Ông sáng lập Hội Triết Học Mỹ. Trong những năm tháng đó, vốn kiến thức mà ông tích lũy được về khoa học và kỹ thuật đã đưa Ông lên tầm một nhà khoa học thực thụ.
Ông phát hiện ra là có 2 loại điện và gọi chúng là điện âm và điện dương. Ông nêu ra nguyên lý bảo toàn điện tích. Ông phân loại được các chất thành chất dẫn điện và chất cách điện, nhờ đó đã không gặp nguy hiểm về tính mạng khi thu điện từ các đám mây. Ông là người đầu tiên phát hiện ra sự khác nhau giữa hướng gió trong cơn bão và hướng di chuyển của cơn bão, một điều rất quan trọng đối với dự báo bão. Ông tìm ra nguyên lý làm lạnh bằng hiện tượng bay hơi và đã tạo ra được nhiệt độ âm 14 độ C trong môi trường mùa hè bằng cách cho ether bay hơi.
Ông có những sáng chế đi vào lịch sử khoa học kỹ thuật. Trong số đó có:
- Cột thu lôi,
- Kính 2 tròng,lin,
 - Kính 2 tròng,
- Ống thông tiểu mềm,
Năm 1753, Franklin được trao tặng Huy Chương Copley của Hội Hoàng Gia Anh giống như Viện Hàn lâm Khoa học..
Năm 1762, Ông được Đại học Oxford trao bằng tiến sĩ danh dự.
Trong đời sống xã hội, Franklin cũng có những đóng góp lớn lao. Ông đã:
- Lập ra công ty cứu hỏa đầu tiên tại Mỹ;
- Thành lập viện hàn lâm Philadelphia .Thực chất là trường đại học;
> - Thành lập viện hàn lâm Philadelphia .Thực chất là trường đại học;
- Cùng với Tiến sĩ Thomas Bond thành lập bệnh viện Pennsylvania .Bệnh viện đầu tiên ở Mỹ ;

Cuối thập niên 1740, Franklin bắt đầu các hoạt động với tư cách quan chức chính quyền. Ngoài các chức vụ trong chính quyền thành phố và vùng Pennsylvania .Khi đó chưa phải là một bang của HCQ Hoa Kỳ, vì chưa có liên bang. Ông còn đảm nhiệm công tác ngoại giao với Anh Quốc và Pháp..
Năm 1751, Ông được bầu vào quốc hội Pennsylvania.
Năm 1754, Franklin lãnh đạo phái đoàn Pennsylvania tham gia Đại hội Albany. Tại đó, Ông đưa ra một tuyên ngôn về Liên Minh Thuộc Địa. Mặc dù tuyên ngôn không được thông qua, nhưng nó là cơ sở về tư tưởng cho Hiến Pháp Hợp Chủng Quốc sau này.
Từ 1757 đến 1762, Franklin sống ở Anh để giành tâm lực cho cuộc đấu tranh chống lại các đặc quyền đặc lợi của một số nhân vật Hoàng Gia Anh tại Mỹ và đòi quyền lợi kinh tế và chính trị cho các thuộc địa của Anh trên đất Mỹ.
Năm 1763, Franklin thay mặt chính quyền Pennsylvania đứng ra dẹp một cuộc nổi loạn. Những người tham gia cuộc nổi loạn này khi đó đang tiến hành một cuộc trả thù tàn bạo đối với những người Indian Mỹ ,người ‘da đỏ’. Như vậy, Franklin đã giúp người Indian Mỹ tránh được một cuộc thảm sát. Sau vụ đó, Franklin lớn tiếng lên án những quan điểm phân biệt chủng tộc hiện đang khá phổ biến trong dân chúng gốc Âu.

 Trong các năm từ 1764 đến 1774, Franklin liên tục có mặt ở châu Âu để vận động cho công cuộc giải phóng thuộc địa Mỹ khỏi sự cai trị của Hoàng Gia Anh. Đến năm 1775 thì Ông trở thành phần tử nguy hiểm nhất trong mắt Hoàng Gia Anh. Tháng 3 năm đó, Ông rời Anh Quốc trở về Mỹ.

 Ngày 5 tháng 5 năm 1775, chiến tranh cách mạng Mỹ bắt đầu. Trong cuộc chiến này, một số vùng mà sau này là các bang đã liên kết với nhau chống lại sự cai trị của Hoàng Gia Anh. Franklin được chọn làm đại diện của Pennsylvania tham gia Đại Hội Thuộc Địa lần 2.

 Năm 1776, Franklin tham gia một ban gồm 5 người soạn thảo TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP trên cơ sở bản của Thomas Jefferson. Tháng 12 năm 1776, Franklin tới Pháp với tư cách công sứ Hoa Kỳ và làm việc tại đó mãi tới 1785. Trong thời gian đó, Ông đã thuyết phục chính quyền cộng hòa Pháp tham gia liên minh quân sự với Hoa Kỳ. Uy tín của Ông ở Pháp lớn đến mức việc treo chân dung của Ông trong nhà trở thành mốt. Một người là le Ray Chaumont đã thuê họa sĩ Duplessis vẽ chân dung ông. Đến nay, nguyên bản của bức chân dung này vẫn còn được treo trong Phòng Tranh Chân Dung Quốc Gia ở Washington DC, và đó chính là bản gốc của chân dung Ông trên tờ 100 đô Mỹ.

 Năm 1785, khi trở về Mỹ, Franklin đã trở thành người có ảnh hưởng thứ hai ở đất nước này, chỉ sau George Washington.

 Những năm tháng cuối đời, Ông dành hết tâm sức cho công cuộc giải phóng nô lệ, chủ yếu là người da đen gốc Phi.

 FRANKLIN LÀ NGƯỜI DUY NHẤT ĐỂ LẠI CHỮ KÝ TRONG CẢ 4 VĂN KIỆN LẬP QUỐC CỦA HOA KỲ, TRONG ĐÓ CÓ TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP VÀ HIẾN PHÁP.

 Benjamin Franklin cũng có năng khiếu và tham gia hoạt động nghệ thuật. Ông từng chơi mấy loại nhạc cụ và sáng tác nhạc. Ông là hội viên Hội Nghệ Thuật Hoàng Gia Anh nhiều năm. 200 năm sau, vào năm 1956, hội này đã lập ra Huy Chương Benjamin Franklin để trao tặng cho những tài năng nghệ thuật xuất sắc.

 Về quan điểm Tôn giáo, Franklin tin vào Chúa Jesus.

 Về đức hạnh, cả đời Ông luôn giữ vững 13 đức tính: ôn hòa, kín tiếng, ngăn nắp, quyết đoán, tiết kiệm, siêng năng, chân thành, công bằng, điều độ, sạch sẽ, tĩnh tại, giản dị, khiêm tốn (temperance, silence, order, resolution, frugality, industry, sincerity, justice, moderation, cleanliness, tranquility, chastity, humility).
Benjamin Franklin mất ngày 14 tháng 4 năm 1790 tại Philadelphia.
Sưu Tầm

4.02.2020

CHÌA KHÓA ĐỂ LỜI CẦU NGUYỆN ĐƯỢC TRẢ LỜI

1. Cầu nguyện trong danh Chúa Giê-su (Pray in Jesus name)
     - Giăng 14:6, 14:13; 16:23
2. Cầu nguyện trong Thánh Linh (Pray in the Spirit)
     - Ê-phê-sô 6:18
3. Cầu nguyện trong sự vâng lời (Pray in Obedience)
     - Ê-sai 59:1-2
4. Cầu nguyện trong Thánh Ý Chúa (Pray in the Will of God)
     - I Giăng 5:14
5. Cầu nguyện trong sự hòa hợp (Pray in Harmony)
     - Mác 11:25
6. Cầu nguyện trong đức tin (Pray in Faith)
     - Ma-thi-ơ 21:22

Lời Cầu Nguyện Chúa Giê-su dạy trong Ma-thi-ơ 6:9-13:
     Lạy Cha thiên thượng của chúng con;
     Danh Cha được tôn thánh;
     Vương quốc Cha được đến, 
     Ý Cha được nên, ở đất như ở trời!
    Xin cho chúng con hôm nay thức ăn đủ ngày;
    Xin tha tội cho chúng con,
    Như chúng con đã tha những kẻ có lỗi với chúng con;
    Xin đừng để chúng con bị cám dỗ,
    Nhưng cứu chúng con khỏi điều ác!

3.29.2020

HẬU QUẢ CỦA VIỆC NHẠO BÁNG THIÊN CHÚA

Đức Chúa Trời là Tình Yêu. Tuy nhiên, những kẻ nhạo báng, kiêu căng, ngạo mạn, thù ghét Thiên Chúa một cách vô cớ sẽ tự gặt lấy chính những gì mà họ gieo ra. “Chớ hề dối mình. Đức Chúa Trời không chịu khinh dễ đâu, vì hễ ai gieo giống chi sẽ gặt giống ấy” (Ga-la-ti 6:7).

John Lennon (ban nhạc The  Beatles, Anh)
“Đạo của Chúa Jesus đã đến ngày cuối cùng, nó sẽ biến mất. Tôi chẳng cần bàn cãi về vấn đề này mà chắc chắn như vậy! Chúa Jesus thì tốt, nhưng những lời dạy của Ngài quá đơn giản. Giờ chúng tôi nổi tiếng hơn Ngài nhiều” – John trả lời báo chí.

John bị bắn chết năm 1980 bằng 6 phát súng của một fan cuồng.

Tancredo Neves (Tổng thống Brazil)
“Nếu có 500 phiếu ủng hộ, thì dù Đức Chúa Trời có muốn xóa bỏ chức Tổng thống của tôi cũng không thể!” – ông nói.
Vâng. Ông đã đắc cử Tổng thống, nhưng bạo bệnh và đột tử năm 1985, trước khi đăng quang.

Cacuza (ca sĩ, nhạc sĩ, nhà thơ Brazil)
Trong một lần trình diễn, anh ta hút thuốc, nhả khói và nói: “Đức Chúa Trời, cái đó dành cho ông”.
Cacuza qua đời ở tuổi 32 vì ung thư.

Thomas Andrew (kỹ sư Mỹ, nhà thiết kế tàu Titanic)
“Theo ông, con tàu này mức độ an toàn ra sao?” – một phóng viên hỏi, và ông cười: “Nó an toàn đến nỗi Đức Chúa Trời cũng không nhấn chìm nó được!”
Titanic va vào băng, kéo theo rất nhiều người xuống đáy đại dương.

Marilyn Monroe (diễn viên, ca sĩ Mỹ)
Mục sư Billy Graham ghé thăm cô khi ông có một chương trình truyền giảng gần đó, ông nói: “Thánh Linh Đức Chúa Trời sai tôi đến để nói cho cô nghe về Tin Lành”, nhưng Marylin từ chối: “Tôi không cần Chúa Jesus của ông”.

Một tuần sau, người ta tìm thấy xác cô trong căn hộ của mình – một cái chết bí ẩn mãi cho đến tận giờ không ai rõ nguyên nhân, trừ cô.

Bon Scott (ca nhạc sĩ người Anh)
“Đừng ngăn trở tôi, tôi đang trên đường xuống Địa ngục!” – một ca khúc anh viết và hát năm 1979.
Năm 1980, Bon chết vì ngạt thở sau một trận nôn thốc tháo.

Nhóm bạn trẻ say xỉn tại Campinas (2005, Brazil)
Một nhóm bạn trẻ say bí tỉ đi đón một cô gái. Người mẹ cầm tay cô dắt ra tận nơi, vô cùng lo lắng khi thấy họ say xỉn mà lái xe, bà nói: “Cầu xin Chúa đi với con, gìn giữ con”. Và cô trả lời: “Nếu Chúa muốn đi cùng thì phải ngồi trong cốp xe chứ trong nầy chật rồi!”.

Vài tiếng sau, truyền hình đưa tin: “Một tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra. Chiếc xe bị biến dạng đến không thể nhận ra, mang theo tất cả những người trên đó…”.

Christine Hewitt (nhà báo người Jamaica)
Christine nói: “Kinh Thánh là quyển sách tệ nhất trong các loại sách!”

Tháng 6/2006, người ta tìm thấy cô bị thiêu cháy trên chính chiếc xe gắn máy của mình.


Kinh Thánh chép: “Người tốt do tích lũy điều tốt trong lòng mà biểu lộ điều tốt. Người xấu do tích lũy điều xấu trong lòng mà biểu lộ điều xấu. Ta nói với các ngươi, đến ngày phán xét, người ta sẽ trả lời về mọi lời nói cẩu thả của mình. Vì bởi lời nói của ngươi mà ngươi sẽ được xem là công chính, và cũng bởi lời nói của ngươi mà ngươi sẽ bị kết tội” (Ma-thi-ơ 12:35-37); “Vì hễ ai tôn kính Ta, Ta sẽ tôn trọng người, nhưng ai khinh bỉ Ta, kẻ ấy ắt sẽ bị khinh khi” (I Sa-mu-ên‬ ‭2:30‬).

Jnews edited, posted 29/02/2020
(Sưu tầm và tổng hợp)

4.29.2019

THÁNH THI 90

I. SỰ VĨNH CỬU CỦA ĐẤNG TẠO HÓA | THE ETERNALITY OF THE CREATOR (90:1–4)
   A. Bản Thể Chúa | His identity (90:1–3): From beginning to end God will always be God!

   B. Tính bất diệt của Chúa đối với 1000 năm như | His immortality (90:4) To God 1000 years are as:
      1. Ngày hôm qua | Yesterday (90:4)
      2. Một vài giờ | A few hours (90:4)

II. SỰ HỦY DIỆT CỦA TẠO VẬT | THE MORTALITY OF THE CREATURE (90:5–17)
   A. Vấn Đề | The problems (90:5–11)
      1. Sự ngắn ngũi của đời người | The shortness (90:5–6, 10)
a. Được ví sánh | The comparison (90:5–6): Our lives are as grass, fresh at sunrise, withered and dry at sunset.
b. Được sống | The count (90:10): We are given an average of 70 years.
      2. Sự tội lỗi của con người | The sinfulness (90:7–8): God sees all our iniquities, both secret and open.
      3. Sự phiền toái của đời sống | The sorrow (90:9–11): Our days are filled with pain and trouble.

   B. Bốn lĩnh vực chúng ta cần nài xin Chúa | The fourfold petition (90:12–17)
      1. Xin dạy chúng con | Teach us (90:12): That we might make the most of our time and grow in wisdom.
      2. Xin cho chúng con thỏa nguyện, niềm vui | Satisfy us (90:13–16): That we might experience God’s love, sing for joy, and see God’s miracles again.
      3. Xin thánh hóa con cái chúng con | Sanctify our children (90:16): That they might see God’s glory at work.
      4. Xin cho chúng con thành công | Make us successful (90:17): That God might approve of us.

1.17.2019

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TÍN ĐỒ & MÔN ĐỒ

Đức Giê-su đến gần và bảo các môn đệ: “Tất cả thẩm quyền trên trời, dưới đất đều đã giao cho Ta. Vậy, hãy đi môn đệ hóa muôn dân cho Ta, làm phép báp-tem cho họ nhân danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh, dạy họ giữ mọi điều Ta đã truyền cho các con. Và này, Ta hằng ở cùng các con luôn cho đến tận thế.” (Ma-thi-ơ 28:18-20)

Công tác đào tạo môn đồ cho Chúa là trọng trách của mỗi người thật sự tin Chúa. Sứ mệnh của chúng ta không phải chỉ cải đạo người khác làm tín đồ mà còn để tạo môn đồ. Vậy, tín đồ và môn đồ có những điểm khác biệt gì?

1/ Tín đồ là những tín hữu sống theo cách như thế gian. Môn đồ là tín hữu sống như Chúa Giê-su.
2/ Tín đồ tập trung vào giá trị, sở thích, lo lắng, sợ hãi, những mối ưu tiên, và lối sống của bản thân mình. Môn đồ chỉ tập trung vào Chúa.
3/ Tín đồ có mặt tại hội thánh. Môn đồ chính là hội thánh.
4/ Tín đồ góp mặt vào các mục vụ. Môn đồ cam kết cuộc đời mình thực hiện mục vụ.
5/ Tín đồ thích đứng trong hàng ghế dự bị. Môn đồ tham gia trận đấu.
6/ Tín đồ nghe lời dạy của Đức Chúa Trời. Môn đồ sống theo lời dạy của Ngài.
7/ Tín đồ tuân theo các luật lệ, qui định. Môn đồ theo Chúa Giê-su.
8/ Tín đồ tin rằng Chúa có thể làm điều mới. Môn đồ trở nên mới.
9/ Tín đồ thích thoải mái, tự do. Môn đồ chấp nhận hy sinh.
10/ Tín đồ chỉ nói. Môn đồ hành động để tạo ra thêm nhiều môn đồ khác.

* Môn đồ là người hết lòng tuân theo đời sống và tấm gương sáng của Chúa Giê-su.
* Môn đồ coi sứ mệnh của Ngài là sứ mệnh của mình, giá trị của Ngài là giá trị của mình, tấm lòng của Ngài là tấm lòng của mình.
* Môn đồ hết tâm trí hết linh hồn tìm mọi cách để trở nên giống Chúa.
* Môn đồ cam kết với Chúa đến nỗi dám theo Ngài dù phải vượt qua thung lũng bóng chết.
* Môn đồ tìm được bản sắc, mục đích và ý nghĩa của mình trong Chúa Giê-su. Chúa Giê-su là trung tâm của cuộc đời họ. Họ cam kết tất cả và trọn vẹn trong Ngài.
* Môn đồ không chỉ sẵn sàng chết cho Chúa, mà dám sống mỗi ngày cho Ngài.

(Sưu Tầm, Nguồn: HTTL Hà Nội)

9.23.2018

PUBLIC BIBLE READING

Eight principles of public Scripture Reading
(Tám Nguyên Tắc Cơ Bản Khi Ðọc Lời Chúa)

1.      Read at a pace that will help the hearer to grasp the message of the passage.
(Ðọc một cách rõ ràng để giúp người nghe nắm được ý của đoạn Kinh Thánh.)

2.      Practice the reading aloud until you have eliminated the “stumbling” from your delivery. (Thực tập đọc lớn tiếng nhiều lần để tránh việc lấp vấp khi đọc.)

3.      Make a conscious effort to help the hearer catch the proper emphases in the passage. (Cố gắng giúp người nghe nắm được trọng điểm của đoạn Kinh Thánh.)

4.      Learn to use the pause effectively. (Tập ngắt câu đúng lúc và đúng chỗ.)

5.      Be convinced of the importance, relevance and value of the passage for yourself and for the congregation. (Phải tin chắc vào tầm quan trọng, sự xác đáng, và giá trị của đoạn Kinh Thánh cho chính mình và cho hội chúng.)

6.      Read with sincerity. (Ðọc một cách trung thực.)

7.      Make a conscious effort to complement the beauty of the passage by reading with appropriate tonal shading. (Cố gắng để truyền đạt hết nét hay của đoạn Kinh Thánh bằng giọng đọc thật thích hợp.)

8.      Reflect the emotion inherent in the passage. (Phản ảnh cảm xúc mình có trong khi đọc Kinh Thánh.)

(Trích từ tài liệu “Worship Leadership” của Dr. Bruce Leafblad
– Southwestern Baptist Theological Seminary)


6.16.2018

READ SCRIPTURE | ĐỌC KINH THÁNH (YOUTUBE)

Read Old Testament: https://www.youtube.com/watch?v=ALsluAKBZ-c

Genesis (Ch.1-11): https://www.youtube.com/watch?v=GQI72THyO5I
Genesis (Ch.12-50):https://www.youtube.com/watch?v=F4isSyennFo
Exodus (Ch.1-18): https://www.youtube.com/watch?v=jH_aojNJM3E
Exodus (Ch.19-40): https://www.youtube.com/watch?v=oNpTha80yyE
Leviticus: https://www.youtube.com/watch?v=IJ-FekWUZzE
Numbers: https://www.youtube.com/watch?v=tp5MIrMZFqo
Deuteronomy: https://www.youtube.com/watch?v=q5QEH9bH8AU

Joshua: https://www.youtube.com/watch?v=JqOqJlFF_eU
Judges: https://www.youtube.com/watch?v=kOYy8iCfIJ4
Ruth: https://www.youtube.com/watch?v=0h1eoBeR4Jk
Samuel: https://www.youtube.com/watch?v=QJOju5Dw0V0
Kings: https://www.youtube.com/watch?v=bVFW3wbi9pk
Chronicles: https://www.youtube.com/watch?v=HR7xaHv3Ias
Ezra-Nehemiah: https://www.youtube.com/watch?v=MkETkRv9tG8
Esther: https://www.youtube.com/watch?v=JydNSlufRIs

Job: https://www.youtube.com/watch?v=xQwnH8th_fs
Psalms: https://www.youtube.com/watch?v=j9phNEaPrv8
Proverbs: https://www.youtube.com/watch?v=AzmYV8GNAIM
Song of Songs: https://www.youtube.com/watch?v=4KC7xE4fgOw
Ecclesiastes: https://www.youtube.com/watch?v=lrsQ1tc-2wk

Isaiah (Ch.1-39): https://www.youtube.com/watch?v=d0A6Uchb1F8
Isaiah (Ch.40-66): https://www.youtube.com/watch?v=_TzdEPuqgQg
Jeremiah: https://www.youtube.com/watch?v=RSK36cHbrk0
Lamentations: https://www.youtube.com/watch?v=p8GDFPdaQZQ
Ezekiel (Ch.1-33): https://www.youtube.com/watch?v=R-CIPu1nko8
Ezekiel (Ch.34-48): https://www.youtube.com/watch?v=SDeCWW_Bnyw
Daniel: https://www.youtube.com/watch?v=9cSC9uobtPM

Hosea: https://www.youtube.com/watch?v=kE6SZ1ogOVU
Joel: https://www.youtube.com/watch?v=zQLazbgz90c
Amos: https://www.youtube.com/watch?v=mGgWaPGpGz4
Obadiah: https://www.youtube.com/watch?v=i4ogCrEoG5s
Jonah: https://www.youtube.com/watch?v=dLIabZc0O4c
Micah: https://www.youtube.com/watch?v=MFEUEcylwLc
Nahum: https://www.youtube.com/watch?v=Y30DanA5EhU
Habakkuk: https://www.youtube.com/watch?v=OPMaRqGJPUU
Zephaniah: https://www.youtube.com/watch?v=oFZknKPNvz8
Haggai: https://www.youtube.com/watch?v=juPvv_xcX-U
Zechariah: https://www.youtube.com/watch?v=_106IfO6Kc0
Malachi: https://www.youtube.com/watch?v=HPGShWZ4Jvk

Matthew (Ch.1-13): https://www.youtube.com/watch?v=3Dv4-n6OYGI
Matthew (Ch.14-28): https://www.youtube.com/watch?v=GGCF3OPWN14
Luke (Ch.1-9): https://www.youtube.com/watch?v=XIb_dCIxzr0
Luke (Ch.10-24): https://www.youtube.com/watch?v=26z_KhwNdD8
Mark: https://www.youtube.com/watch?v=HGHqu9-DtXk
John: https://www.youtube.com/watch?v=RUfh_wOsauk
Acts (Ch.1-12): https://www.youtube.com/watch?v=CGbNw855ksw
Acts (Ch.13-28): https://www.youtube.com/watch?v=Z-17KxpjL0Q

Romans (Ch.1-4): https://www.youtube.com/watch?v=ej_6dVdJSIU
Romans (Ch.5-16): https://www.youtube.com/watch?v=0SVTl4Xa5fY
1 Corinthians: https://www.youtube.com/watch?v=yiHf8klCCc4
2 Corinthians: https://www.youtube.com/watch?v=3lfPK2vfC54
Galatians: https://www.youtube.com/watch?v=vmx4UjRFp0M
Ephesians: https://www.youtube.com/watch?v=Y71r-T98E2Q
Philippians: https://www.youtube.com/watch?v=oE9qqW1-BkU
Colossians: https://www.youtube.com/watch?v=pXTXlDxQsvc
1 Thessalonians: https://www.youtube.com/watch?v=No7Nq6IX23c
2 Thessalonians: https://www.youtube.com/watch?v=kbPBDKOn1cc
1 Timothy: https://www.youtube.com/watch?v=7RoqnGcEjcs
2 Timothy: https://www.youtube.com/watch?v=urlvnxCaL00
Titus: https://www.youtube.com/watch?v=PUEYCVXJM3k
Philemon: https://www.youtube.com/watch?v=aW9Q3Jt6Yvk

Hebrews: https://www.youtube.com/watch?v=1fNWTZZwgbs&feature=youtu.be
James: https://www.youtube.com/watch?v=qn-hLHWwRYY
1 Peter: https://www.youtube.com/watch?v=WhP7AZQlzCg
2 Peter: https://www.youtube.com/watch?v=wWLv_ITyKYc
1, 2, 3 John: https://www.youtube.com/watch?v=l3QkE6nKylM
Jude: https://www.youtube.com/watch?v=6UoCmakZmys
Revelation (Ch.1-11): https://www.youtube.com/watch?v=5nvVVcYD-0w
Revelation (Ch.12-22): https://www.youtube.com/watch?v=QpnIrbq2bKo

4.25.2018

DÂNG THÂN THỂ MÌNH LÀM CỦA LỄ CHO CHÚA

(Sưu Tầm)

Tại Phi Châu trong một Hội Thánh ở làng quê nọ, mỗi Chúa nhật đầu tháng các tín hữu có thói quen dâng một phần mười cho Chúa bằng những thổ sản của mình để cung lương cho Mục sư và chi phí điều hành công việc Chúa. Các tín hữu sau khi dự  lễ thờ phượng xong, tề tựu ngoài sân trước tư thất Mục sư, người đem dâng một phần mười bằng dừa, người dâng bằng khoai, bằng chuối, bằng lúa, bằng gạo, bằng cá khô v.v… Mỗi người đặt của dâng vào giữa sân chất thành đống rồi dâng lên những lời ca cảm tạ, ngợi khen vui vẻ. Họ vừa hát, vừa vỗ tay, vừa nhảy múa với tấm lòng tận hiến cho Chúa và công việc Ngài.

Có một thanh niên nọ nghèo, nhưng rất yêu mến Chúa, thấy các tín hữu dâng hiến cho Chúa bằng thổ sản do tay mình làm ra, anh thầm nghĩ đến ơn cứu chuộc của Chúa đối với đời sống của anh thật không thể lấy gì đền đáp cho đủ. Đang khi các tín hữu ca hát nhảy múa chung quanh của dâng, thình lình anh bước ra, nhảy vào ngồi giữa đống thổ sản, tuyên bố: “Tôi không có chi khác quý hơn thân thể của tôi, tôi xin dâng thân thể nầy và cả cuộc đời của tôi làm của lễ sống và thánh cho Chúa. Nguyện Ngài dùng đời tôi làm hữu ích cho công việc Ngài”.

Rồi anh cất tiếng hát trong cảm động, nước mắt ràng rụa: “Tôi nguyện dâng tất sanh, Chúa hãy nhậm lời. Giê-su thân ái ôi, quyết dâng trọn đời. Muôn sự dâng ở bàn thờ, xin toàn dâng Chúa bây giờ. Huyết Chúa mua thân hồn nầy, nguyền đầu phục Ngài”. (NVB).

Vậy, hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em”(Rô-ma 12:1).

ĐI THỜ PHƯỢNG VÌ AI?

(Sưu Tầm)

Câu chuyện thật sau đây xảy ra dưới thời vua Louis XIV của nước Pháp. Một sánh Chúa nhật kia, vua và cả hoàng gia đi nhà thờ. Nhưng hôm ấy ở nhà thờ không thấy có ai khác đi nhóm cả, ngoại trừ vị Tổng giám mục Fenelon, tuyên uý của hoàng gia.
- Người ta ở đâu cả? Sao không có ai hiện diện hôm nay cả vậy? Nhà vua hỏi.
Vị Tổng giám mục trả lời:
- Tôi đã tuyên bố rằng Bệ hạ sẽ không có mặt trong buổi nhóm hôm nay, vì tôi muốn thấy ai đi nhóm chỉ vì cớ làm đẹp lòng Bệ hạ và ai đến đây để thờ phượng Đức Chúa Trời. (NVDCBG).

CÁI BÌNH NỨT

(Sưu Tầm)

Một người gùi nước ở Ấn Độ, có hai cái bình gốm lớn, mỗi cái được cột vào đầu của một sợi dây và rồi được đeo lên cổ anh ta để mang về nhà. Một trong hai cái bình thì còn rất tốt và không bị chút rò rỉ nào cả. Cái còn lại bị nứt một chút nên nước bị vơi trên đường về nhà, chúng chỉ còn lại có hai phần ba.

Hai năm trời anh ta vẫn sử dụng hai cái bình gùi nước đó, mặc dù lượng nước mà anh ta mang về nhà không còn nguyên vẹn. Và lẽ dĩ nhiên, cái bình tốt tỏ vẻ hãnh diện, trong khi cái bình nứt thì cảm thấy vô cùng xấu hổ.

Một ngày nọ, bên dòng suối, cái bình nứt đã thưa chuyện với người gùi nước: “Tôi rất xấu hổ về bản thân và muốn nói lời xin lỗi ông về thời gian đã qua”.

2.03.2016

READ THE BIBLE CHRISTOLOGICALLY

Hosea 11:1 - Out of Egypt I called my son. Hosea was referring to Israel.  But Matthew quotes him and refers to Jesus.

David victorious over Goliat is not simply a lesson of faith. Rather, David is a type of Christ. David fought the giant brought victory to his people of Israel. Jesus is the spiritual David conquered sin and death and claimed victory to those who believe in Him.

11.07.2014

TINH THẦN CẦN CÓ KHI THỜ PHƯỢNG CHÚA

TINH THẦN CẦN CÓ KHI THỜ PHƯỢNG CHÚA

Để được phước hạnh và thật sự thỏa lòng qua mỗi lần cùng nhau thờ phượng Chúa, xin mỗi con cái Chúa lưu ý:
  1. Khi vào nhà thờ:  Giữ yên lặng, chuẩn bị tinh thần để ra mắt Đức Chúa Trời, cúi đầu cầu nguyện cho chính mình và cho Hội Thánh.
  2. Khi cầu nguyện:  Thành tâm, cúi đầu, hướng lòng về Chúa trong lời cầu nguyện. Tránh đi lại hay trò chuyện trong giờ cầu nguyện.
  3. Khi ca ngợi Chúa:  Suy nghĩ để thật sự hòa theo từng lời ca. Hát với cả tâm hồn dâng lên ngợi khen Chúa.
  4. Khi đọc Kinh Thánh:  Đọc chậm rãi suy gẫm từng câu.
  5. Khi dâng hiến:  Dâng cho Chúa với tấm lòng biết ơn và tình nguyện. Đừng quên điều Chúa dạy dâng 1/10 lợi tức cho Chúa.
  6. Khi nghe lời Chúa:  Lắng nghe chăm chú và thầm nguyện cầu xin Chúa phán dạy cho chính mình.
  7. Khi rời nhà thờ: Sống như một sứ giả và thi hành mạng lệnh Chúa.

10 ĐẶC TÍNH CỦA MỘT MÔN ĐỒ VỮNG MẠNH

10 ĐẶC TÍNH CỦA MỘT MÔN ĐỒ VỮNG MẠNH
(Trích từ “Becoming a Healthy Disciple” của Stephen N. Macchia)
  1. Kinh nghiệm sự hiện diện quyền năng của Đức Chúa Trời.
  2. Dự phần trong sự thờ phượng chỉ mình Chúa.
  3. Thực tập những kỷ luật tâm linh.
  4. Học hỏi và tăng trưởng trong cộng đồng đức tin.
  5. Cam kết đối với những mối quan hệ yêu thương và quan tâm lẫn nhau.
  6. Bày tỏ cách sống phục vụ như Chúa Giê-su.
  7. Chia sẻ tình yêu thương của Chúa Cứu Thế hết lòng.
  8. Sử dụng đời sống một cách khôn ngoan và có trách nhiệm.
  9. Nối kết với Thân Thể Chúa.
  10. Biết sử dụng những gì Chúa ban cho.

10 ĐẶC TÍNH CỦA MỘT HỘI THÁNH VỮNG MẠNH

10 ĐẶC TÍNH CỦA MỘT HỘI THÁNH VỮNG MẠNH
(Trích từ “Becoming a Healthy Church” của Stephen N. Macchia)
  1. Tìm kiếm sự hiện diện quyền năng của Đức Chúa Trời
  2. Hết lòng thờ phượng chỉ mình Chúa
  3. Áp dụng những kỷ luật tâm linh
  4. Học hỏi và tăng trưởng trong cộng đồng đức tin
  5. Cam kết đối với những mối quan hệ yêu thương và quan tâm lẫn nhau
  6. Sống và phục vụ theo tinh thần tôi tớ như Chúa Giê-su
  7. Chia sẻ tình yêu thương của Chúa Cứu Thế cho người chưa biết Chúa
  8. Hành chánh một cách khôn ngoan và có trách nhiệm
  9. Nối kết trong Thân Chúa, cùng đồng công với các Hội Thánh khác
  10. Biết sử dụng những gì Chúa ban cho