(Sưu Tầm)
Tại Phi Châu trong một Hội Thánh ở làng quê nọ, mỗi Chúa nhật đầu tháng các tín hữu có thói quen dâng một phần mười cho Chúa bằng những thổ sản của mình để cung lương cho Mục sư và chi phí điều hành công việc Chúa. Các tín hữu sau khi dự lễ thờ phượng xong, tề tựu ngoài sân trước tư thất Mục sư, người đem dâng một phần mười bằng dừa, người dâng bằng khoai, bằng chuối, bằng lúa, bằng gạo, bằng cá khô v.v… Mỗi người đặt của dâng vào giữa sân chất thành đống rồi dâng lên những lời ca cảm tạ, ngợi khen vui vẻ. Họ vừa hát, vừa vỗ tay, vừa nhảy múa với tấm lòng tận hiến cho Chúa và công việc Ngài.
Có một thanh niên nọ nghèo, nhưng rất yêu mến Chúa, thấy các tín hữu dâng hiến cho Chúa bằng thổ sản do tay mình làm ra, anh thầm nghĩ đến ơn cứu chuộc của Chúa đối với đời sống của anh thật không thể lấy gì đền đáp cho đủ. Đang khi các tín hữu ca hát nhảy múa chung quanh của dâng, thình lình anh bước ra, nhảy vào ngồi giữa đống thổ sản, tuyên bố: “Tôi không có chi khác quý hơn thân thể của tôi, tôi xin dâng thân thể nầy và cả cuộc đời của tôi làm của lễ sống và thánh cho Chúa. Nguyện Ngài dùng đời tôi làm hữu ích cho công việc Ngài”.
Rồi anh cất tiếng hát trong cảm động, nước mắt ràng rụa: “Tôi nguyện dâng tất sanh, Chúa hãy nhậm lời. Giê-su thân ái ôi, quyết dâng trọn đời. Muôn sự dâng ở bàn thờ, xin toàn dâng Chúa bây giờ. Huyết Chúa mua thân hồn nầy, nguyền đầu phục Ngài”. (NVB).
“Vậy, hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em”(Rô-ma 12:1).
4.25.2018
DÂNG THÂN THỂ MÌNH LÀM CỦA LỄ CHO CHÚA
ĐI THỜ PHƯỢNG VÌ AI?
(Sưu Tầm)
Câu chuyện thật sau đây xảy ra dưới thời vua Louis XIV của nước Pháp. Một sánh Chúa nhật kia, vua và cả hoàng gia đi nhà thờ. Nhưng hôm ấy ở nhà thờ không thấy có ai khác đi nhóm cả, ngoại trừ vị Tổng giám mục Fenelon, tuyên uý của hoàng gia.
- Người ta ở đâu cả? Sao không có ai hiện diện hôm nay cả vậy? Nhà vua hỏi.
Vị Tổng giám mục trả lời:
- Tôi đã tuyên bố rằng Bệ hạ sẽ không có mặt trong buổi nhóm hôm nay, vì tôi muốn thấy ai đi nhóm chỉ vì cớ làm đẹp lòng Bệ hạ và ai đến đây để thờ phượng Đức Chúa Trời. (NVDCBG).
Câu chuyện thật sau đây xảy ra dưới thời vua Louis XIV của nước Pháp. Một sánh Chúa nhật kia, vua và cả hoàng gia đi nhà thờ. Nhưng hôm ấy ở nhà thờ không thấy có ai khác đi nhóm cả, ngoại trừ vị Tổng giám mục Fenelon, tuyên uý của hoàng gia.
- Người ta ở đâu cả? Sao không có ai hiện diện hôm nay cả vậy? Nhà vua hỏi.
Vị Tổng giám mục trả lời:
- Tôi đã tuyên bố rằng Bệ hạ sẽ không có mặt trong buổi nhóm hôm nay, vì tôi muốn thấy ai đi nhóm chỉ vì cớ làm đẹp lòng Bệ hạ và ai đến đây để thờ phượng Đức Chúa Trời. (NVDCBG).
CÁI BÌNH NỨT
(Sưu Tầm)
Một người gùi nước ở Ấn Độ, có hai cái bình gốm lớn, mỗi cái được cột vào đầu của một sợi dây và rồi được đeo lên cổ anh ta để mang về nhà. Một trong hai cái bình thì còn rất tốt và không bị chút rò rỉ nào cả. Cái còn lại bị nứt một chút nên nước bị vơi trên đường về nhà, chúng chỉ còn lại có hai phần ba.
Hai năm trời anh ta vẫn sử dụng hai cái bình gùi nước đó, mặc dù lượng nước mà anh ta mang về nhà không còn nguyên vẹn. Và lẽ dĩ nhiên, cái bình tốt tỏ vẻ hãnh diện, trong khi cái bình nứt thì cảm thấy vô cùng xấu hổ.
Một ngày nọ, bên dòng suối, cái bình nứt đã thưa chuyện với người gùi nước: “Tôi rất xấu hổ về bản thân và muốn nói lời xin lỗi ông về thời gian đã qua”.
Subscribe to:
Posts (Atom)